Featured Posts Coolbthemes

Thursday, November 6, 2014

Đã tìm ra nghi phạm chính trong vụ tấn công VCCorp

Cuộc tấn công vào hệ thống các website do VCCorp vận hành hồi tháng 10 vừa qua gây thiệt hại cho công ty này số tiền có thể lên tới 20-30 tỷ đồng. Các cơ quan chức năng đã khoanh vùng được một số đối tượng.

Ông Nguyễn Thế Tân, Phó Tổng Giám đốc VCCorp vừa có buổi chia sẻ với báo giới về sự cố của công ty này xảy ra hồi giữa tháng 10 vừa qua, tiết lộ nhiều thông tin mới về thiệt hại cũng như tiến triển trong quá trình điều tra nhóm tội phạm gây nên sự cố trên.
Theo ông Tân, sự cố xảy ra với trung tâm dữ liệu của VCCorp có dấu hiệu của sự tấn công từ bên ngoài, khiến cho toàn bộ các sản phẩm của công ty này cũng như những báo điện tử mà VCCorp hợp tác vận hành kỹ thuật đều không thể truy cập được, trong đó có nhiều báo lớn như Dân Trí, Người Lao Động, Gia đình & Xã hội,… Tổng thiệt hại đến nay ước tính vào khoảng 20 – 30 tỷ đồng.
Thủ phạm tấn công VCCorp là ai?
Ông Nguyễn Thế Tân, Phó Tổng Giám đốc VCcorp chia sẻ thông tin với báo giới chiều 5/11/2014. Ảnh: ICTnews
Với sự phá hoại mạnh mẽ và có tổ chức như vậy, đây chắc chắn là một nhóm tội phạm chuyên nghiệp, thực hiện tấn công theo đơn đặt hàng. Mục tiêu tấn công chưa chắc đã là VCcorp mà có thể là các đối tác của VCcorp, hoặc cũng có thể đây là một cuộc tổng diễn tập của tội phạm mạng
Ông Nguyễn Thế Tân khẳng định phần mềm độc hại cài cắm vào hệ thống của VCcorp không phải phần mềm viết tay bởi một nhóm nghiệp dư hay một cá nhân nào đó, mà là một phần mềm chuyên nghiệp. Phần mềm kiểu này trên thế giới có trị giá khoảng 200.000 – 1 triệu USD. Bên cạnh khoản đầu tư phần mềm độc hại này, nhóm tấn công còn dành khoảng 3 – 5 người theo dõi hệ thống của VCcorp trong vòng 6 tháng. Ước tính tổng chi phí đầu tư của bọn tội phạm cho "chiến dịch" tấn công vào VCCorp trung tuần tháng 10/2014 lên tới 500.000 USD (hơn 10 tỷ đồng).
Vụ tấn công này có thể đã được thực hiện bởi một tổ chức chuyên nghiệp, có tên Sinh Tử Lệnh.
"Xâu chuỗi các hoạt động tấn công của nhóm thủ phạm gây thiệt hại cho hệ thống của VCCorp, có nhiều dấu hiệu cho thấy đây là nhóm Sinh Tử Lệnh, nhóm đã từng tấn công báo điện tử VietnamNet khoảng 4 năm trước, đến năm ngoái lại tấn công mở rộng ra 3 báo điện tử khác bao gồm Dân Trí, VietnamNet, Tuổi Trẻ. Với nhiều điểm tương đồng về cách thức tấn công, phong cách viết mã, và có tới 5/7 máy chủ điều khiển cũng như công cụ sử dụng trùng với vụ tấn công trước, thủ phạm của cả 3 vụ tấn công này có thể chỉ là một. Tại Việt Nam không có nhiều nhóm hoạt động tinh vi như vậy. Trình độ tấn công của nhóm Sinh Tử Lệnh đã phát triển mạnh trong vài năm gần đây, độ nguy hiểm, liều lĩnh cũng ngày càng cao, chưa thể hình dung trong những năm tới sẽ có những đợt tấn công gây hại như thế nào", ông Nguyễn Thế Tân nói.
Nhóm tội phạm cũng đã để lộ nhiều manh mối qua các đoạn mã và thông tin trên trang blog có nội dung nhạy cảm.
Để khẳng định chắc chắn hơn về nghi ngờ này, ông Tân cho biết phần mềm gián điệp tấn công vào hệ thống của VCCorp đã từng được trưởng nhóm điều tra của Google công bố trên một bài báo quốc tế, trong đó cũng kết luận tổ chức sử dụng phần mềm này có liên quan tới nhóm Sinh Tử Lệnh. Phần mềm có khả năng ghi lại các thông tin nhập từ bàn phím, thu thập các giao dịch trên mạng, chụp màn hình, bật webcam theo dõi và điều khiển hệ thống từ xa. Do đó, dù không ở trong VCCorp, kẻ tấn công vẫn có thể lấy được một số thông tin mật về công ty này. Nguy cơ và phạm vi lây nhiễm phần mềm gián điệp không chỉ dừng ở trong hệ thống VCCorp, mà có thể tác động tới mọi máy tính ở Việt Nam.
Thủ phạm tấn công VCCorp là ai?
Ảnh chụp màn hình trên trang blog có nội dung nhạy cảm về VCCorp.
Ngoài ra, những bài blog có nội dung nhạy cảm được chia sẻ trong thời gian xảy ra cuộc tấn công cũng hé lộ nhiều thông tin giúp cho các cơ quan chức năng khoanh vùng thủ phạm. "Số người có khả năng thực hiện các cuộc tấn công thì nhiều, nhưng những người vừa biết tấn công vừa có khả năng viết bài, viết blog tốt thì rất ít. Trong các bài viết trên blog nói xấu VCCorp vô tình đã có những thông tin mà ít người biết. Đây cũng là dấu hiệu làm lộ tung tích của thủ phạm. Thông tin ban đầu cho thấy người này đang làm cho một công ty tại Việt Nam", Phó Tổng Giám đốc VCCorp chia sẻ.
Hiện VCCorp cùng các đối tác cũng đã xây dựng được công cụ tiêu diệt phần mềm độc hại được cài cắm vào hệ thống của mình, sẽ công bố trên website của VCcorp để những người dùng máy tính tại Việt Nam nếu lo ngại máy tính của mình bị lây nhiễm thì có thể tải về để đảm bảo an toàn an ninh mạng.
Vương Bảo (Theo Techz.vn)

Thursday, July 3, 2014

Làm gì khi máy tính xách tay bị ướt?

Thủ thuật máy tính - Theo nghiên cứu của Công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm máy tính xách tay Protecsure, bị đổ chất lỏng là một trong bốn nguyên nhân hàng đầu gây hỏng máy tính xách tay.

Khi chiếc máy tính xách tay của bạn không may bị chất lỏng đổ vào, bạn hãy ngay lập tức tháo pin và tháo nguồn điện. Các thao tác này càng được thực hiện nhanh chóng, bạn càng có nhiều cơ hội tránh cho chiếc laptop của mình bị hỏng.

Để laptop khô tự nhiên

Nếu bạn chỉ làm đổ một vài giọt nước sạch lên trên máy tính xách tay, phương pháp đơn giản nhất là để cho nó khô tự nhiên. Hãy để ngược chiếc máy tính hình chữ A, mở ra để không khí làm khô quanh bàn phím, thậm chí bạn có thể đặt nó trước một chiếc quạt. Lưu ý, bạn không được sử dụng máy sấy bởi vì khí nóng có thể làm tan chảy các thành phần nhựa bên trong máy.

Sau khi để laptop khô trong vòng hai ngày, bạn có thể kiểm tra độ ẩm xung quanh khu vực bị nước đổ vào. Nếu bạn cảm thấy thiết bị của mình đã khô, hãy cài lại pin và khởi động máy.

Hút ẩm

Nếu chất lỏng ngấm sâu vào các bộ phận bên trong của máy tính xách tay, bạn có thể làm sách nó bằng cách sử dụng chất hút ẩm, như gel silica gel thường được bán cùng các sản phẩm mới để giữ cho chúng được khô ráo, hoặc bằng gạo. Gạo có khả năng hút ẩm rất tốt, sẽ hấp thụ hơi ẩm còn bên trong chiếc máy tính của bạn. Bạn hãy để chiếc laptop của mình trong một chiếc thùng đủ lớn, đổ gạo vào trong thùng đó và để trong thời gian 2 ngày. Hãy lau các bột gạo dính lại trên laptop bằng vải mềm trước khi khởi động máy.

 
Tháo bàn phím

Bàn phím máy tính xách tay là bộ phận dễ bị hỏng nhất khi chiếc máy tính không may bị đổ nước. Bạn hãy nhanh chóng tháo bàn phím, lau sạch chất lỏng trên bề mặt bàn phím. Sau đó, bạn dùng xịt dung dịch làm sạch vào một mảnh vải mềm để hoàn thành công việc của mình.

Cồn

Nếu máy tính của bạn đã bị một chất lỏng khác không phải là nước đổ vào, việc lau sạch bề ngoài của thiết bị có thể là không đủ. Bạn hãy sử dụng cồn 99 độ để lau bất kỳ chỗ nào bị chất lỏng đổ vào. Sau khi loại bỏ chất lỏng trên máy tính bằng cồn, bạn hãy để cho máy tính của mình ngừng hoạt động trong vòng hai ngày để chắc chắn rằng các bộ phận bị bẩn trong máy tính đã được lau khô.

Tháo rời các bộ phận trên máy tính

Nếu những thao tác trên thất bại và nếu bạn có đủ tự tin về trình độ kỹ thuật của mình, bạn có thể tháo rời từng phần của máy tính và lau sạch nó. Tuy nhiên, nếu bạn làm không cẩn thận, máy tính của bạn có thể sẽ bị hỏng. Do đó, hãy làm cẩn thận từng bước một theo chỉ dẫn trên trang web của nhà sản xuất máy tính xách tay. Sau khi tháo rời máy tính, bạn có thể làm sạch chất lỏng trên các bộ phận này bằng tăm bông và cồn 99 độ. Hãy để các bộ phận này khô trong vòng 48 giờ trước khi lắp ráp chúng lại.

Chuyển đổi, nén và ghép nối các file PDF trực tuyến

Thủ thuật tin học - Nếu công việc của bạn thường xuyên phải làm việc với các file PDF chắc chắn sẽ khó tránh khỏi những lúc bạn cần chuyển đổi các tập tin PDF sang Word, Excel, hình ảnh… hay ngược lại. Hoặc bạn cần gửi các tập tin PDF, nhưng dung lượng chúng quá lớn cần phải nén giảm dung lượng các file. Tất cả đều có thể thực hiện thông qua các công cụ trực tuyến miễn phí mà không cần phải cài đặt bất kỳ phần mềm nào trên Windows hay bất kỳ thiết bị di động nào có khả năng truy cập web.
Chuyển đổi file PDF với PDF Online

Nếu bạn đang tìm một giải pháp chuyển đổi các file PDF sang Word và ngược lại, chắc không có giải pháp nào nhanh hơn và đơn giản hơn bằng công cụ chuyển đổi trực tuyến PDF Online.
Sử dụng dịch vụ này, bạn không cần phải đăng ký, chỉ cần truy cập vào địa chỉwww.pdfonline.com/convert-pdf rồi bấm nút Upload a File to Convert… sau đó chọn tập tin PDF hoặc Word trên máy cần chuyển đổi và bấm nút Open để chọn. Ngay lập tức, tập tin cần chuyển đổi sẽ được upload lên dịch vụ.
Sau khi quá trình upload hoàn tất, bấm liên kết Download bên góc trái rồi chọn định dạng muốn tải về là xong.
Ngoài việc hỗ trợ chuyển đổi các tập tin PDF và Word, dịch vụ PDF Online còn hỗ trợ chuyển đổi các định dạng như, Excel, PPT, TXT, hình ảnh (JPG, PNG, BMP, TIFF, GIF) sang PDF.
Nén và ghép nối các file PDF với Smallpdf

Nếu bạn cần làm nhiều hơn là chuyển đổi các file PDF sang Word hoặc ngược lại thì không thể bỏ qua công cụ trực tuyến Smallpdf.  
Giống như PDF Online ở trên, sử dụng dịch vụ của Smallpdf là miễn phí và không cần người dùng đăng ký, giao diện làm việc của dịch vụ cũng khá đơn giản và rõ ràng với các nút chức năng cụ thể. Smallpdf hỗ trợ chuyển đổi các tập tin Word, Excel và PowerPoint sang PDF cho bạn, tất nhiên cũng hỗ trợ chuyển đổi định dạng ảnh JPG sang PDF và ngược lại.
Chức năng chuyển đổi là khá đơn giản, bạn kích hoạt trình duyệt web lên rồi truy cập vào địa chỉ http://smallpdf.com, sau đó bấm nút chức năng mà mình cần thực hiện như Word to PDF, Excel to PDF, PPT to PDF… sang màn hình tiếp theo chỉ cần kéo thả tập tin cần chuyển đổi từ Windows Explorer (Windows 7) hoặc File Explorer (Windows 8) vào trong khung Drop… file here hoặc bấm nút Choose file để chọn tập tin trên máy đều được. Khi chọn xong, tập tin sẽ được tự động upload lên dịch vụ và chuyển đổi tự động. Sau khi quá trình chuyển đổi kết thúc, sẽ có một thông báo hiển thị và việc còn lại là bấm nút Download file để tải tập tin đã chuyển đổi xong về máy tính.
Cũng trong cửa sổ chuyển đổi hoàn tất, bạn có thể bấm các nút chức năng khác ở mép trên cùng giao diện chính để chọn chức năng khác mà mình cần thực hiện. Và một chức năng đáng chú ý của Smallpdf đó là khả năng nén giảm dung lượng tập tin PDF mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng, cách làm việc thì tương tự như chuyển đổi các tập tin, bấm nút Compress PDF, chọn file PDF cần nén giảm dung lượng rồi chờ cho quá trình nén giảm hoàn tất và bấm nút Download file để tải về là xong.
Thử nghiệm thực tế quá trình nén giảm dung lượng file PDF là rất hiệu quả, khi ném tập tin PDF gốc dung lượng 5,92MB và kết quả là Smallpdf đã nén giảm xuống còn 1,06MB, ngạc nhiên là chất lượng của tập tin sau khi nén vẫn không bị thay đổi nhiều.
Một chức năng thú vị khác của Smallpdf đó là khả năng ghép nối hai file PDF riêng lẻ thành một tập tin PDF duy nhất thông qua chức năng Merge PDF và quá trình này thực hiện cũng đơn giản như chuyển đổi một tập tin vậy.
Theo: XHTT

Nâng cấp phần cứng máy tính xách tay và những điều cần biết

Thủ thuật máy tính - Máy tính xách tay không dễ nâng cấp như máy tính để bàn. Thực tế, máy tính xách tay đời mới đang trở nên khó nâng cấp hơn - nhưng bạn vẫn có thể nâng cấp máy tính xách tay với ổ SSD hoặc nhiều bộ nhớ RAM hơn.
Nói chung, không nên mua máy tính xách tay với kế hoạch nâng cấp nó sau. Hãy mua phần cứng bạn cần để tránh đau đầu sau đó. Một số máy tính xách tay có thể được nâng cấp khá dễ dàng, nhưng hãy đọc kĩ bài viết dưới đây.

1. Máy tính để bàn so với máy tính xách tay

Khi bạn tự dựng máy tính để bàn, trong thùng máy thường có nhiều chỗ trống. Bạn có thể mở nó bằng cách xoay vài chiếc vít và dễ dàng động vào tất cả phần cứng bên trong. Các thành phần đã lắp không phải là vĩnh viễn, mà sau này bạn có thể tháo bỏ và thay thế. Thậm chí nếu mua máy dựng sẵn, bo mạch chủ của nó có thể vẫn chứa khe cắm RAM trống, khe cắm PCI Express trống để bạn lắp thêm RAM, card mở rộng. Một số nhà sản xuất có thể cố làm cho việc nâng cấp máy tính để bàn dựng sẵn của họ khó khăn hơn, nhưng vẫn không khó nâng cấp bằng máy tính xách tay.
Máy tính xách tay thì khác. Bạn không thể tự dựng laptop cho mình - thay vào đó, bạn mua laptop dựng sẵn từ nhà sản xuất. Họ dựng khung máy cho laptop và chọn các thành phần phù hợp với khung máy đó. Những chiếc máy tính xách tay hiện đại như Intel Ultrabook, Apple MacBook đang ngày càng trở nên mỏng, nhẹ, và chúng không được thiết kế để người dùng có thể nâng cấp.

2. Các rào cản cho việc nâng cấp máy tính xách tay

a. Thiết kế

Nhiều máy tính xách tay không được thiết kế để mở ra. Hãy lấy Surface Pro 2 của Microsoftlàm ví dụ - bạn cần sử dụng máy sấy thổi hơi nóng để làm tan chảy chất kết dính xung quanh màn hình và cậy nó lên. Một khi đã vào được bên trong, bạn sẽ thấy “một mớ hỗn độn” các thành phần được đóng gói chặt chẽ với nhau, vì vậy bạn sẽ không dễ dàng thay thế.
b. Kỹ năng mở máy

Ngay cả khi máy tính xách tay có thể mở được, việc mở nó cũng không phải là một trải nghiệm thú vị. Máy tính xách tay có nhiều thành phần được đóng gói chặt chẽ với nhau, vì vậy có thể bạn sẽ phải loại bỏ một số thành phần khác khỏi laptop trước khi “động đến” một thành phần cụ thể nào đó. Ví dụ, Surface Pro 2 có tận hơn 90 con ốc bên trong nó!

c. Nhiều thành phần bị hàn

Một số thành phần đi kèm bị hàn trên thiết bị. Ví dụ, CPU, GPU, RAM đi kèm với MacBookbị hàn vào bo mạch chủ của máy. Bạn không thể tháo bỏ từng thành phần và thay mới vì chúng đã liên kết chặt chẽ với bo mạch chủ thông qua mối hàn kim loại.
d. Bảo hành

Ngay cả khi bạn có thể mở laptop và thay thế một số thành phần, hầu hết các nhà sản xuất máy tính xách tay đều cho rằng, việc này sẽ làm mất hiệu lực bảo hành của máy và họ sẽ từ chối trách nhiệm bảo hành.

3. Những nâng cấp thông thường có thể làm

a. Cài đặt thêm RAM

Nếu bo mạch chủ của máy tính xách tay còn thừa khe cắm RAM, hãy mua thêm thanh RAM nữa rồi lắp nó vào. Nếu các khe cắm RAM trên máy tính xách tay đã đầy, bạn có thể tháo các thanh RAM hiện tại > cài đặt các thanh RAM mới có dung lượng lớn hơn. Hãy chắc chắn là mua đúng loại RAM cho máy tính xách tay của mình.
b. Nâng cấp lên ổ SSD

Nếu máy tính xách tay dùng ổ cứng, bạn có thể nâng cấp nó lên ổ SSD nhanh hơn khá dễ dàng. Quá trình này gồm: mở máy tính xách tay ra > tháo ổ cứng hiện tại > cài đặt ổ SSD vào vị trí. Đầu tiên, bạn sẽ phải tạo ra bản sao của ổ cài hệ điều hành hoặc sau đó cài lại Windows.

c. Thay thế ổ quang bằng ổ SSD

Nếu muốn giữ lại ổ cứng của máy tính xách tay và cài đặt thêm ổ SSD, bạn có thể thay thế ổ quang (CD, DVD, hoặc Blu-ray) của máy bằng ổ SSD. Ổ SSD cần có hình dạng thích hợp để lắp vừa khoang chứa ổ quang học cho việc này.

d. Nâng cấp CPU và GPU

Trên một số máy tính xách tay, việc nâng cấp CPU, GPU là có thể nhưng sẽ khó khăn hơn. Bạn sẽ cần thật chắc chắn là mua được các thành phần tương thích, lắp vừa và được BIOS của máy tính xách tay hỗ trợ. CPU, GPU mới sẽ tạo ra lượng nhiệt khác, vì vậy có thể chúng sẽ sinh ra quá nhiều nhiệt để quạt và các giải pháp làm mát của laptop xử lý, do vậy bạn cần đặc biệt chú ý.
Theo: XHTT

Những lưu ý về lời khuyên khi sạc pin điện thoại

Thủ thuật tin học - Pin điện thoại ngày nay đã được phát triển, cải tiến rất nhiều và ngày càng trở nên thông minh hơn, dễ dàng quản lý hơn. Nhiều loại pin lithium-ion được sử dụng bởi Apple hay Samsung có tuổi thọ kéo dài từ 3 đến 5 năm tùy theo cách chăm sóc của người dùng.
Khi đề cập đến cách sạc cũng như cách dùng pin các thiết bị di động, có nhiều quy tắc cũng như lời khuyên người dùng nên làm hoặc tránh để đảm bảo tuổi thọ pin. Chẳng hạn như không nên sử dụng điện thoại trong khi sạc, đừng cắm sạc điện thoại cả đêm; hay chỉ sạc một khi pin đã cạn kiệt... Trong số hàng tá lời hướng dẫn cách sử dụng pin, song song với những lời khuyên “chí tình” vẫn tồn tại không ít những lời đồn thổi mà người dùng nên bỏ qua vì chúng đa phần được phán đoán dựa vào các công nghệ pin trước đây. Đơn cử, các loại pin nickel cần phải được xả sạc hoàn toàn. Đây là một lời khuyên đúng đắn cho các loại pin cũ - song không còn đúng nữa khi áp dụng cho các loại pin lithium ngày nay. Hãy cùng điểm danh những bí mật lớn về 5 lời khuyên khi sạc pin thường được nhắc đến ngày nay.
1. Dùng bộ sạc không chính hãng có thể làm hư pin
Sự thật là không phải tất cả các bộ sạc không chính hãng đều làm hư hỏng pin của thiết bị di động. Trong một thí nghiệm chi tiết so sánh nhiều bộ sạc từ những mẫu tên tuổi như HP, Apple, Samsung, Monoprice, Belkin cho đến các sản phẩm no-name, Lifehacker đã cho thấy các bộ sạc “tên tuổi” được phân phối chính hãng là những sản phẩm tin cậy nhất, liền sau đó là các bộ sạc cung cấp bởi bên thứ 3 như Belkin hay KMS. Những bộ sạc rẻ tiền không chính hãng theo như Lifehacker nhận định thường là loại “tiền nào của nấy” ngoại trừ những sản phẩm mang thương hiệu Monoprice mà trang công nghệ này đã thử nghiệm. Như vậy, có thể kết luận, những bộ sạc cung cấp bởi hãng thứ 3 tuy không tốt bằng hàng chính hãng, song vẫn được đảm bảo và không làm tổn hại pin của người dùng. Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý, tránh sử dụng những bộ sạc không chính hãng giá rẻ vì độ tin cậy kém.
2. Không nên dùng điện thoại khi đang sạc
Sự thật: bạn có thể thoải mái sử dụng máy ngay cả khi đang sạc pin, miễn là bạn không đang sử dụng những bộ sạc không chính hãng rẻ tiền. Đa phần người dùng đều tin rằng sử dụng điện thoại trong lúc sạc có thể khiến nổ pin hay khiến người dùng bị điện giật. Thế giới cũng từng cảnh giác cao độ trước vụ việc nổ pin iPhone 4 xảy ra với một tiếp viên hàng không tên Ma Ailun vào tháng 7/2013 khi cô này dùng điện thoại trong lúc sạc. Tuy nhiên, các báo cáo điều tra sau đó cho thấy rủi ro này bắt nguồn từ việc Ma Ailun sử dụng bộ sạc không phải do chính Apple cung cấp. Như vậy, nếu sở hữu một bộ sạc và pin sạc được chứng nhận bởi nhà sản xuất, người dùng có thể yên tâm bỏ qua lời khuyên này.
3. Sạc điện thoại cả đêm cũng làm hư pin
Sự thật là pin điện thoại ngày nay thông minh hơn bạn nghĩ. Một khi được sạc đầy, pin sẽ tự động ngắt sạc. Tuy vậy, người dùng tốt hơn hết không nên cắm sạc điện thoại liên tục cả đêm ngày này qua tháng khác vì bạn không thể làm đầy một chiếc cốc đã đầy nước.
4. Bạn không cần phải tắt điện thoại khi sạc pin
Điều này không sai, song smartphone cũng là một thiết bị cần được “nghỉ ngơi” sau khoảng thời gian dài hoạt động liên tục. Apple từng đề nghị người dùng nên tắt các thiết bị di động để chúng có thể nghỉ ngơi và hơn nữa là để tối ưu thời lượng dùng pin. Người dùng có thể chọn cách tắt điện thoại vào mỗi tối hoặc ít nhất vào mỗi cuối tuần trước khi đi ngủ. Hành động này cũng giúp các thiết bị Android cải thiện thời lượng sử dụng pin.
5. Không sạc điện thoại khi chưa hết pin
Theo Isidor Buchmann, CEO của Cadex, công ty chuyên sản xuất và kiểm tra các bộ sạc pin cho hay, hành động sạc pin mỗi ngày tốt hơn nhiều so với khi chỉ sạc những lúc pin đã cạn kiệt. Việc sạc pin hàng ngày giúp pin ít bị áp lực hơn và có thể tồn tại được lâu hơn. Các loại pin Lithium-ion ngày nay thường mất đi tính ổn định khi người dùng sạc pin lúc dung lượng đã hoàn toàn cạn kiệt. Nhiều loại pin còn có một số lần sạc nhất định được đếm ngược và trừ đi mỗi khi pin cạn kiệt hoàn toàn.
6. Nhiệt độ làm hỏng pin
Điều này hoàn toàn đúng đắn. Pin Lithium-ion ngày nay tự làm nóng bản thân và càng nóng hơn một khi được sạc điện. Thời tiết lạnh giá cũng có thể có những tác động tiêu cực đến tuổi thọ của một chiếc điện thoại; và một thỏi pin trong môi trường lạnh giá sẽ “chết” nhanh hơn bình thường khi sử dụng ở nhiệt độ thấp. Chính vì thế, điện thoại của bạn sẽ được an toàn hơn nếu môi trường hoạt động có nhiệt độ nằm trong mức khuyến cáo của hãng. Với Apple, 0 độ C là giới hạn thấp nhất mà các thiết bị có thể chịu đựng được. Riêng với Samsung, hãng bảo đảm các thiết bị di động vẫn có thể hoạt động tốt trong môi trường nhiệt độ từ -4 đến 122 độ.
Cũng theo Isidor Buchmann, để kéo dài tuổi thọ pin, người dùng tốt nhất chỉ nên sạc pin cho điện thoại trong những môi trường có nhiệt độ không quá mức 30 độ C. Khi sạc pin, tránh để điện thoại trên gối hay những bề mặt có thể ngăn cản sự thoát nhiệt và cũng không nên để pin trong tình trạng cạn kiệt quá lâu tránh làm giảm tuổi thọ pin.
Theo: PCW

Khám phá 15 ứng dụng văn phòng offline cho Chrome OS

Thủ thuật máy tính - Chromebook có trọng lượng nhẹ, giá rẻ và hiệu quả - nói cách khác, rất tốt cho những người dùng thường xuyên di chuyển. Với 15 ứng dụng văn phòng trên thiết bị nền tảng Chrome OS sau, bạn có thể làm việc khi đang ngoại tuyến (offline).
1. Business Processes Simulator
Business Processes Simulator là một ứng dụng có thể kiểm tra và tối ưu hóa hoạt động của một quá trình. Sau khi tạo biểu đồ các mô hình quá trình kinh doanh, bạn có thể bắt đầu mô phỏng quá trình và sau đó phát triển tăng dần. Điều này cho phép bạn nhìn vào thời gian và sự tương tác giữa các yếu tố khác nhau. Một cửa sổ Log ở phía dưới cho phép theo dõi những thay đổi trong quá trình chạy mô phỏng. Bất cứ lúc nào, bạn cũng có thể tạm dừng các mô phỏng, nhanh chóng chuyển tiếp nó hoặc nhảy đến cuối cùng, như thể nó là một đoạn video. Tuy nhiên lại không có lựa chọn quay lại. Trong khi quá trình đang chạy, chương trình có thể hiển thị chi tiết và vẽ đồ thị các yếu tố quan trọng, chẳng hạn như phân bổ thời gian của công việc và tỷ lệ sử dụng lao động, số liệu chính để tinh giản một quá trình.
2. DOSBox for Google Chrome
Muốn sử dụng cách dòng lệnh DOS trên Chromebook? Phiên bản 0.74 của DOSBox cho Google Chrome là một mô phỏng của nền tảng x86. Kết quả là bạn có thể chơi với một loạt các trò chơi DOS cũ và các ứng dụng văn phòng, từ Word 5.5 cho hệ điều hành DOS, WordStar 3.3 cho đến Turbo C của hãng Borland Bạn cần phải tải về, email hoặc lưu các chương trình trên một ổ USB để cài đặt nó. Tuy nhiên, hãy ghi nhớ là bạn có thể cần phải học lại cú pháp của các dòng lệnh hệ điều hành DOS như lệnh DIR và lệnh CD. May mắn là DOSBox cũng được tích hợp tính năng giúp đỡ tiện lợi.
3. Forestpin Lite
Khi cần phải phân tích dữ liệu web để nghiên cứu hoặc các vấn đề khác, Forestpin có thể giúp bạn khai thác dữ liệu. Phiên bản dùng thử miễn phí ba tháng, sau đó các ứng dụng yêu cầu trả phí 9 USD. Sau khi đã đăng ký, bạn có thể bắt đầu bằng cách mở một tập tin dữ liệu dấu phẩy phân cách hoặc dán văn bản vào giao diện của Forestpin. Nó có thể tổ chức và sắp xếp một danh sách các thông số và phân tích dữ liệu cho các vấn đề như bản sao, các mục bị mất trong một chuỗi, tần số của chữ số và phân tích nhiều thứ khác. Ứng dụng trình bày kết quả trong những đồ thị hấp dẫn và biểu đồ có thể được kết hợp vào một báo cáo hoặc bản ghi nhớ.
4. Gliffy Diagrams
Gliffy Diagrams đặt một loạt các phong cách biểu đồ kinh doanh trong tầm tay của bạn. Ứng dụng có thể tạo ra mô hình quá trình kinh doanh, sơ đồ, mối quan hệ thực thể và biểu đồ BPMN, cùng với những tính năng khác. Thậm chí có một phần dành cho việc chế giễu một giao diện người dùng. Chỉ cần chọn thể loại bạn muốn làm việc, lấy một hình dạng, một hộp văn bản hoặc mục khác và đặt nó trên nền lưới của giao diện. Thêm mục và kết nối chúng với các đường. Ứng dụng đi kèm một loạt các hình dạng hình học và các ký hiệu sơ đồ tiêu chuẩn, hình dạng BPMN tiêu chuẩn hóa và biểu đồ Venn vòng tròn nhiều màu sắc. Ngoài ra, các mục riêng biệt có thể được nhóm lại và định vị vào mạng lưới. Tuy nhiên, bạn không thể tô màu hay xoay chúng. Khi thực hiện xong, biểu đồ có thể được xuất dưới dạng ảnh.
5. Gmail Offline
Gmail Offline cho phép bạn đọc và viết email offline, sau đó tự động gửi nhận chúng khi đang trực tuyến. Ứng dụng lưu trữ danh sách liên lạc của bạn để có thể soạn và viết email trong khi không có kết nối Internet. Gmail Offline liệt kê danh sách email chưa đọc bên trái và hiển thị nội dung của mục được chọn ở bên phải. Ứng dụng này hiện đang trong phiên bản beta, nhưng vẫn làm việc tốt. Gmail Offline không cho phép bạn nhúng một hình ảnh trong email, mặc dù bạn có thể đính kèm nó. Ứng dụng rất hữu ích cho việc viết email khi bạn đang ở trên đường.
6. History Eraser App
Ứng dụng History Eraser có một mục đích duy nhất là cho phép bạn nhanh chóng và dễ dàng loại bỏ thông tin cá nhân quan trọng từ Chrome. Chỉ cần kiểm tra trong bất kỳ 22 ứng dụng trên Chromebook, bao gồm cả lịch sử duyệt web, bộ nhớ cache, lịch sử tải và cookie; History Eraser sẽ xóa hết chúng. Nó có thể loại bỏ bất kỳ mục Web liên quan cho phiên hiện tại, hoặc bạn có thể chỉ định bất cứ lúc nào. Bạn cũng có thể thiết lập một kết hợp tùy chỉnh hoặc sử dụng cài đặt trước của chương trình với chế độ làm sạch dễ dàng (Easy), trung bình (Medium) và Khó (Hard). Ví dụ, với History Eraser thiết lập ở chế độ Easy phải mất 30 giây để xóa giá trị một tháng lịch sử web, cookie và cache dữ liệu, bao gồm cả các bài hát trực tuyến.
7. Invoice Template and Client Billing
Nếu doanh nghiệp của bạn cần xuất hóa đơn, Invoice Template and Client Billing của vCita có thể sắp xếp công việc tẻ nhạt này thật nhanh chóng và dễ dàng. Sau khi nhập thông tin của công ty, ứng dụng sẽ tạo ra hóa đơn trong khoảng một phút. Sau đó, chúng có thể được in hoặc gửi qua email cho khách hàng. Hóa đơn trông khá chuyên nghiệp, có thể bao gồm một biểu tượng và có thể được ghi bằng nhiều loại tiền tệ cho các doanh nghiệp quốc tế. Khi bạn online, ứng dụng có thể theo dõi những người đã trả tiền và những người không có Dashboard trực tuyến. vCita cho phép doanh nghiệp chấp nhận thanh toán trực tuyến bằng thẻ tín dụng hoặc PayPal nhưng không tính thêm phí hoa hồng.
8. Mind Mapr
Mind Mapr là một công cụ có thể giúp bạn thực hiện kết nối giữa các ý tưởng với nhau. Bắt đầu với một lưới trống và nhập vào một ý tưởng, chủ đề hoặc mục tiêu trung tâm. Sau đó bạn phải thêm các ý tưởng hỗ trợ vào biểu đồ kết quả, với các liên kết được kết nối một cách có thứ bậc. Một chút tẻ nhạt ban đầu, nhưng dần dần cấu trúc của các khái niệm đã xuất hiện. Trong khi thực hiện, bạn có thể di chuyển các mục xung quanh trên sơ đồ, phóng to thu nhỏ và thay đổi phông chữ, màu sắc. Nếu muốn, bạn có thể xuất sơ đồ ý tưởng như một hình ảnh hoặc in nó ra.
9. My Time Organizer
My Time Organizer có thể giúp bạn sắp xếp một loạt các nhiệm vụ cùng với thời hạn hoàn thành. Ứng dụng trình bày một lịch làm việc hàng tuần hoặc hàng tháng. Chỉ cần kéo thanh sự kiện (Event), công tác (Task) hoặc chú thích (Note) đến ngày chính xác và loại công việc, hoặc bạn có thể sử dụng nhập bằng giọng nói. Ứng dụng sẽ tự động nhắc nhở bạn bất cứ nơi nào từ 5 đến 60 phút trước khi thời gian bắt đầu của sự kiện. Bạn có thể cá nhân hóa giao diện với sự lựa chọn phong phú về màu sắc và các mã màu cho trường hợp khẩn cấp (chẳng hạn như màu đỏ cho các tác vụ cần thực hiện ngay lập tức). Tuy nhiên, ứng dụng không tự động sắp xếp các mục theo thời gian bắt đầu - một vấn đề nếu bạn có một thay đổi nhanh chóng lịch trình.
10. Pocket
Nếu bạn thường xuyên tìm tài liệu trực tuyến để đọc sau, hãy thử ứng dụng Pocket cho Chrome OS. Ứng dụng đặt một biểu tượng dấu kiểm nhỏ bên cạnh thanh địa chỉ của trình duyệt Chrome. Khi bạn nhấp vào biểu tượng đó, nó sẽ lưu các nội dung bạn đang xem bao gồm cả hình ảnh và tất cả văn bản, kể cả các trang khác, vào trang web Pocket và đồng bộ hóa nó với ổ đĩa cục bộ Chromebook của bạn. Sau đó, bạn có thể đọc toàn bộ tài liệu ngay cả khi bị ngắt kết nối. Có một số hạn chế nếu bạn đang đọc một trang ngoại tuyến, chẳng hạn như Pocket không tải video. Và trong khi bạn có thể chọn kích thước và màu sắc của kiểu chữ và thêm thẻ cho nội dung, bạn không thể tạo các thư mục để tổ chức tài liệu. Tuy nhiên, Pocket vẫn là một cách tuyệt vời để bạn đọc mọi nơi mọi lúc.
11. Quick Note
Chương trình ghi chép đơn giản này cho Chromebook rất tuyệt vời để ghi lại những ý tưởng một cách nhanh chóng. Nó cung cấp đầy đủ các tính năng với cách tiếp cận tối giản. Bạn chỉ cần gõ ghi chú của mình trên một trang mẫu màu vàng. Quick Note sử dụng duy nhất một đơ kiểu chữ Sans-Serif nhưng bạn có thể sử dụng các kiểu combo chính như Control I cho in nghiêng, U cho gạch chân và B cho in đậm. Bạn có thể thêm hình ảnh, nhưng các ứng dụng không hỗ trợ bản vẽ tay. Các ghi chú sẽ tự động được lưu tại ổ đĩa cục bộ; các tập tin được đặt tên dựa trên những từ đầu tiên được đánh vào giống như Word (mặc dù bạn có thể đổi tên nó). Các mục gần nhất sẽ hiển thị lên ngay khi bạn khởi động Quick Note trong khi một danh sách bên trái cho thấy những ghi chú khác. Bất cứ lúc nào, các ghi chú có thể được sao chép và dán vào các chương trình khác hoặc đồng bộ hóa thông qua dịch vụ chia sẻ tập tin Diigo.
12. Sketchpad 3.5
Sketchpad 3.5 là một ứng dụng cần thiết nếu bạn muốn làm việc với những hình ảnh trong khi offline. Sketchpad cung cấp các yếu tố cần thiết giống như công cụ vẽ tự do hoặc sắp xếp các hình hình học, chỉ đủ cho phác thảo một bản đồ hoặc chuyển đổi giữa các định dạng hình ảnh. Nó có một pallete dễ dàng sử dụng cho việc lựa chọn màu sắc cũng như khả năng để thêm kết cấu và độ dốc. Người dùng có thể vẽ với touchpad của Chromebook, nhưng nó hoạt động tốt hơn với một hệ thống màn hình cảm ứng, giống như mẫu máy Acer C720P. Ứng dụng có nhiều phong cách vẽ bao gồm bút màu sáp, bút chì và sơn phun; bạn cũng có thể thêm các hộp văn bản. Công cụ tẩy và khả năng phục hồi lại những sai lầm cũng khá hữu ích. Sau khi thực hiện xong, các bản vẽ có thể được xuất như là một tập tin PDF hoặc hình ảnh có thể được nén trong một tập tin Zip.
13. Unit Converter
Nếu thường xuyên đến các trang web để chuyển đổi các đơn vị đo lường hay cân nặng, Unit Converter là một ứng dụng thích hợp làm nhiệm vụ này khi offline. Giao diện cơ bản có một mạng lưới 3 x 3 của các hình chữ nhật màu xanh để chuyển đổi tất cả mọi thứ từ chiều dài đến tần số. Bên trong mỗi hình chữ nhật là một trình đơn thả xuống để lựa chọn các đơn vị đầu vào và đầu ra cũng như một hộp để nhập số bạn muốn chuyển đổi. Câu trả lời bật lên ngay trong hộp. Ứng dụng cũng có thể chuyển đổi độ Celsius thành Fahrenheit, áp suất thành đơn vị Pascals và dặm mỗi giờ thành km mỗi giờ. Nếu bạn muốn chuyển ounce thành lít, Unit Converter cũng sẽ cung cấp kết quả cho bạn.
14. Unreadable
Unreadable cho phép bạn gửi những thông tin cá nhân mà không cần lo lắng về những con mắt tò mò. Cho dù đó là một số thẻ tín dụng hoặc vị trí của một nhà máy mới, Unreadable có thể giữ những thông tin này bí mật riêng tư. Chỉ cần gõ hoặc dán đoạn hoặc cụm từ của bạn vào một trường nhập dữ liệu và gán cho nó một mật khẩu. Ứng dụng sẽ nén thông tin bằng cách sử dụng một thuật toán mã hóa AES với khóa 256-bit. Sau khi đã nén, bạn có thể gửi văn bản mã hóa cho đồng nghiệp qua email, Facebook, Twitter… Để xắp xếp lại nó, họ sẽ cần một bản sao của Unreadable và khóa mã hóa (gửi riêng). Nếu bạn muốn, Unreadable sẽ đi kèm hướng dẫn qua email.
15. Writer
Trình xử lý văn bản cơ bản này được lấy ý tưởng thiết kế từ những chiếc màn hình CRT đơn sắc thời kỳ đầu. Writer hiển thị màn hình với chữ màu xanh lá cây trên nền đen. Nó có tính năng undo, lựa chọn 31 phông chữ và khả năng xuất tài liệu thành một loạt các định dạng hoặc gửi cho một máy in Google Cloud (tất nhiên là bạn phải đang trực tuyến). Tuy nhiên, ứng dụng thiếu tính năng kiểm tra chính tả và chức năng tìm kiếm. Phiên bản Pro của Writer có thêm một công cụ đếm từ theo thời gian thực, từ điển và lịch sử sửa đổi; chi phí 5 USD một tháng.

Theo PCW

Facebook Messenger thêm tính năng chia sẻ video giống Snapchat

Người dùng trình chat Facebook Messenger giờ đây có thể gửi tin nhắn dạng video bằng cách chạm và nhấn giữ (Tap-and-Hold Video Sharing) giống như ứng dụng Snapchat. Chức năng này Facebook gọi là Slingshot.
Mới đây, ứng dụng Facebook Messenger đã tích hợp chức năng chia sẻ video được ghi sẵn trước đó và chụp ảnh selfie (ảnh tự chụp) ngay trên màn hình chat. Giờ đây, chức năng nhấn giữ để ghi hình và chia sẻ nhanh video đã khiến cho các trình chat đối thủ khác phải khốn đốn.
Trước đó, chức năng này đã bị rò rỉ trên kho ứng dụng App Store và ngay lập tức Facebook đã gỡ bỏ đi và tung ra bản cập nhật chính thức cho người dùng iOS. Chức năng này sẽ được tích hợp trên Facebook Messenger trên Android trong thời gian tới.
Việc gửi tin nhắn bằng video đã và đang trở thành một trào lưu được nhiều người dùng di động ưa chuộng. Đây có lẽ là lý do để Facebook bổ sung tính năng cần có này cho hơn 200 triệu người dùng ứng dụng Facebook Messenger của mình.
Chức năng chia sẻ video tương tự Snapchat có thể sẽ giúp tăng số lượng người dùng Facebook Messenger.
Ở chức năng chia sẻ này, máy ảnh sẽ tự động ở chế độ selfie với camera trước, người dùng có thể chuyển camera qua lại để quay. Thời gian ghi video tối đa 15 giây. Tuy nhiên, chức năng này không hoàn toàn giống với ứng dụng Snapchat mà chỉ là một chức năng chia sẻ video bổ sung trên Facebook Messenger.
Trong bản cập nhật này, chức năng Big Likes (rất thích) sẽ giúp người dùng có thể nhấn và giữ icon Like để gửi biểu tượng thích rất lớn trên cửa sổ chat.
Ứng dụng Snapchat hiện khá thành công với chức năng thực hiện các cuộc hội thoại bằng hình ảnh và video với những thao tác đơn giản. Việc chat bằng hình ảnh sẽ thoải mái và vui nhộn hơn với kiểu chat bằng văn bản thông thường. Mặc dù có nhiều người dùng nhưng nếu so với Facebook thì con số 1,28 tỷ người sử dụng Facebook.
Nhiều ý kiến cho rằng Facebook đã ăn cắp ý tưởng của Snapchat hay các ứng dụng tương tự, tuy nhiên việc thêm tính năng này khiến cho đại đa số người dùng ứng dụng Facebook Messenger thích thú. Ngoài ra, việc liên tục bổ sung thêm tính năng mới khiến cho nhiều người bỏ các trình chat như Yahoo Messenger để dùng Facebook Messenger.

Wednesday, July 2, 2014

Dọn dẹp để lấy lại không gian lưu trữ cho iCloud

Theo mặc định, Apple cung cấp 5GB lưu trữ miễn phí cho mỗi tài khoản người dùng iCloud để đồng bộ và lưu trữ dữ liệu trên thiết bị iOS. Tuy nhiên, chẳng bao lâu, bạn sẽ nhận được thông báo rằng giới hạn lưu trữ đã hết, khi sử dụng iCloud để sao lưu thiết bị, hình ảnh, tài liệu, iCloud email cũng như các loại dữ liệu khác.
Nếu cần thêm không gian trống của iCloud để lưu trữ các loại dữ liệu quan trọng hơn mà không muốn trả thêm bất kỳ chi phí nào thì dưới đây là cách để bạn có thể lấy lại dung lượng lưu trữ miễn phí cho tài khoản iCloud của mình.
Kiểm tra dung lượng lưu trữ của iCloud
Việc đầu tiên bạn phải làm là kiểm tra dung lượng lưu trữ trong tài khoản iCloud trên thiết bị. Từ màn hình Home, truy cập menu Settings>iCloud rồi bấm chọn mục Storage & Backupđể xem tổng dung lượng lưu trữ và dung lượng còn trống trong tài khoản iCloud.
Quản lý sao lưu
Theo mặc định, iPad hoặc iPhone sẽ tự động sao lưu dữ liệu của các ứng dụng cài đặt trên máy vào tài khoản iCloud của người sử dụng. Chức năng này sẽ được thực hiện tự động khi người dùng sạc và kết nối điện thoại vào mạng Wi-Fi. Điều này đảm bảo mọi dữ liệu của ứng dụng sẽ được sao lưu hoàn chỉnh mà không có bất kỳ thay đổi nào.
Để biết các loại dữ liệu nào đã được sao lưu trong tài khoản iCloud, truy cập vào menuSettings>iCloud> Storage & Backup>Manage Storage. Màn hình này sẽ cho người dùng biết bao nhiêu % không gian lưu trữ của iCloud được sử dụng để sao lưu thiết bị (iCloud chỉ giữ lại bản sao lưu mới nhất cho mỗi thiết bị). Để xem chi tiết hơn về các loại dữ liệu đã được sao lưu trên thiết bị, chỉ cần bấm vào tên thiết bị bên dưới mục Backups.
Chi tiết về dung lượng sao lưu của các loại dữ liệu được hiển thị ngay bên dưới mục Next Backup Size của mục Backup Options. Như vậy, từ đây bạn sẽ xác định được chính xác loại dữ liệu nào đang chiếm phần lớn bộ nhớ trong tài khoản iCloud, thông qua đó có thể quyết định vô hiệu hóa các bản sao lưu dữ liệu của các ứng dụng đó nhằm lấy lại không gian lưu trữ của iCloud.
Ví dụ, người dùng có thể vô hiệu hóa các bản sao lưu dữ liệu của các ứng dụng như Pocket, Twitter và Evernote, vì những ứng dụng này sẽ tự động đồng bộ dữ liệu trực tuyến với thiết bị ngay sau khi bạn đăng nhập tài khoản. Hay vô hiệu hóa chức năng sao lưu ảnh tự động trong Camera Roll, nếu bạn đang sử dụng giải pháp khác để sao lưu hình ảnh. Ngay khi vô hiệu hóa bất kỳ tính năng sao lưu của một ứng dụng dưới mục Backup Options, dữ liệu của ứng dụng đó cũng sẽ bị xóa khỏi kho lưu trữ iCloud trực tuyến.
Nếu việc vô hiệu hóa khả năng sao lưu dữ liệu của các ứng dụng vẫn không giải quyết được vấn đề, bạn có thể quay trở lại màn hình Storage & Backup, rồi vô hiệu hóa iCloud Backup đi. Như vậy điện thoại sẽ không sao lưu dữ liệu của thiết bị lên tài khoản iCloud. Trong trường hợp này, bạn sẽ phải sử dụng giải pháp sao lưu thông qua iTunes, tạo bản sao lưu dữ liệu của điện thoại trên máy tính chạy Windows hoặc Mac. Tuy nhiên giải pháp này không phải là lựa chọn tốt nhất mà người dùng mong đợi.
Sao lưu ảnh đến những nơi khác
Không thể phủ nhận, các file ảnh trên điện thoại là một trong những thủ phạm chính chiếm nhiều không gian lưu trữ trên thiết bị cũng như trên iCloud nhất. Theo mặc định, iOS 7 sử dụng tính năng Photo Stream để đồng bộ tối đa 1.000 bức ảnh gần đây nhất được chụp giữa tất cả các thiết bị iOS của người dùng, đồng thời còn sao lưu cả thư mục Camera Roll trên thiết bị, trong đó bao gồm tất cả các file ảnh được lưu trữ trên máy.
Để giải phóng không gian lưu trữ cho iCloud, có thể vô hiệu hóa Photo Stream từ màn hình iCloud Settings bằng cách bấm chọn mục Photos trên trang iCloud settings rồi vô hiệu hóa tính năng My Photo Stream.
Bằng cách cài đặt một trong các ứng dụng lưu trữ hình ảnh chuyên dụng như Google+ ,Dropbox hoặc Flickr, người dùng thiết bị iOS hoàn toàn có thể sao lưu hình ảnh tự động trên thiết bị của mình lên các dịch vụ lưu trữ này. Như vậy toàn bộ hình ảnh sẽ được lưu trữ trực tuyến, điều này sẽ cho phép bạn xóa hết các file ảnh lưu trữ trên iCloud, giúp lấy lại không gian lưu trữ hạn chế của iCloud để lưu trữ các loại dữ liệu quan trọng khác khi cần thiết.
Xóa tài liệu và dữ liệu không cần dùng tới
Màn hình Manager Storage của iCloud cũng cho phép quản lý tài liệu và dữ liệu (Document and Data) đã được sao lưu. Đây là nơi lưu giữ những tài liệu, các thiết lập, dữ liệu của các trò chơi cũng như tất cả các loại dữ liệu khác mà iCloud đã đồng bộ giữa tất cả các thiết bị iOS (nếu bạn có nhiều thiết bị iOS khác nhau và cùng sử dụng chung một tài khoản iCloud). Tất cả đều được tính vào tài khoản lưu trữ iCloud của bạn, vì vậy nên xóa bất kỳ loại dữ liệu nào mà mình không còn cần sử dụng đến nữa.
Bằng cách bấm chọn tên của ứng dụng bất kỳ ngay bên dưới mục Documents & Data trên màn hình Manage Storage, bạn có thể xem chi tiết các loại dữ liệu đang chiếm dụng không gian lưu trữ của iCloud. Từ đó có thể xóa chúng khỏi tài khoản lưu trữ iCloud. Nhưng cần phải hết sức cẩn thận khi thực hiện thao tác xóa dữ liệu này, bởi có thể xóa nhầm cả các tài liệu và các tập tin quan trọng khác mình bạn vẫn đang cần dùng tới.  
 
Dọn dẹp email trong iCloud Mail
Nếu đang sử dụng tính năng Mail trong iCloud của Apple, thì tất nhiên dung lượng của các email bạn gửi và nhận  cũng sẽ được tính vào dung lượng sử dụng trên tài khoản iCloud. Do đó việc xóa các email không còn cần sử dụng đến nữa cũng sẽ góp phần quan trọng vào việc giải phóng không gian lưu trữ cho iCloud, đặc biệt là các email có file đính kèm dung lượng lớn.
Nếu iCloud Mail được thiết lập trên thiết bị, bạn có thể xóa các email đó thông qua ứng dụng Mail trên thiết bị, nếu không được thiết lập thì có thể xóa các email thông qua trang web iCloud, rồi mở ứng dụng Mail trong trình duyệt và tìm xóa các email đó đi.
Lưu ý rằng điều này chỉ áp dụng nếu bạn đang sử dụng iCloud Mail. Nếu sử dụng một tài khoản email khác như Gmail, Outlook.com, Yahoo… thì việc xóa email sẽ không giải phóng được không gian lưu trữ trong tài khoản iCloud. Email cho các dịch vụ khác sẽ không được lưu trữ trong iCloud mà chúng được lưu trữ với dịch vụ email riêng. 
 
Giải pháp cuối cùng khi bạn không muốn xóa các dữ liệu đã được sao lưu trên iCloud đó là mua thêm dung lượng lưu trữ cho tài khoản iCloud của mình. Apple hiện cung cấp thêm 10GB lưu trữ với giá 20USD mỗi năm, 20GB với 40 USD mỗi năm hoặc 50GB với giá 100 USD mỗi năm.
XHTT